Tiêm HPV là gì? Những ai nên tiêm và không nên tiêm?

Hiện nay ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Giải pháp hữu hiệu nhất là tiêm phòng HPV. Vậy tiêm HPV là gì, nên tiêm vào thời điểm nào để hiệu quả nhất? Hãy cùng 7l-esoteric.com tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tiêm HPV là gì?

Tiêm HPV là gì
Tiêm HPV là tiêm phòng ngừa virus HPV, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Tiêm HPV là tiêm vaccine phòng tránh virus Papilloma, đây là loại virus gây u nhú ở phụ nữ và lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, virus này còn liên quan đến các loại ung thư khác ở nữ giới như là ung thư hậu môn, âm hộ, ung thư vùng đầu… Một trong những điều rất nguy hiểm là thời gian ủ bệnh của HPV rất lâu, phải mất nhiều năm thì những dấu hiệu của bệnh mới biểu hiện rõ ràng.
Hiện nay tại Việt Nam có 2 loại vaccine được cấp phép sử dụng để ngăn ngừa sự tấn công của virus HPV, đó là Gardasil và Cervarix. Việc thực hiện tiêm HPV đầy đủ theo hướng dẫn sẽ mang lại những lợi ích như sau:
  • Phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ
  • Phòng ngừa các bệnh lý do virus HPV gây ra
  • Phòng ngừa tái nhiễm đối với những đối tượng đã từng nhiễm HPV.
Theo kết quả một số nghiên cứu về tiêm HPV, vaccine phòng HPV sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm virus HPV lên đến 10 năm sau khi hoàn thành đủ các mũi tiêm. Vì thế, nữ giới hoàn toàn có thể yên tâm trước sự bảo vệ của vaccine trước nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

II. Cơ chế hoạt động của vaccine HPV

Tiêm HPV
Tiêm HPV sẽ được thực hiện từ 2 đến 3 mũi
Số liều khi tiêm HPV là từ 2 đến 3 mũi với lịch trình tiêm khác nhau, tùy theo từng cá nhân. Với đối tượng là trẻ em 15 tuổi thì cần được tiêm 2 mũi để mang lại hiệu quả cao nhất. Với những đối tượng bắt đầu tiêm sau 15 tuổi hoặc có hệ miễn dịch kém thì phải tiêm đủ 3 mũi HPV để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Vậy cơ chế tiêm HPV là gì? Cũng giống các loại vaccine khác, cơ chế của tiêm HPV là kích thích cơ thể sản sinh ra những kháng thể chống lại virus gây bệnh. Nếu không may cơ thể bị nhiễm virus, những kháng thể này sẽ liên kết với nhau và ngăn chặn việc virus lây sang những tế bào khỏe mạnh.
Các loại vaccine HPV hiện nay đều dựa vào các vi sinh vật có cấu trúc giống với virus. Các vi sinh vật này không lây nhiễm bởi chúng thiếu ADN của virus HPV. Dù vậy, chúng cũng gần giống với virus tự nhiên và những kháng thể chống lại chúng cũng có cơ chế chống lại giống như chống lại virus HPV tự nhiên.

III. Những đối tượng nên tiêm HPV

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế Thế giới, những đối tượng sau nên tiêm HPV.

1. Nhóm đối tượng từ 9 đến 26 tuổi

Để vaccine HPV mang lại hiệu quả tốt nhất, cả nam và nữ giới nên tiêm trong độ tuổi từ 9 đến 26. Quá trình tiêm vaccine nên được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn để đảm bảo an toàn cũng như vaccine phát huy tác dụng tốt nhất.

2. Nhóm đối tượng từ 27 đến 45 tuổi

Tiêm HPV
Mọi người nên tiêm HPV giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi
Mặc dù vaccine HPV được phê chuẩn tiêm phòng cho đến 45 tuổi, thế nhưng không phải mọi đối tượng từ 27 đến 45 tuổi đều có thể tiêm HPV.
Theo đó, những đối tượng này nên thực hiện khám lâm sàng để xem xét mức độ cần thiết cũng như công dụng của vaccine HPV. Bởi, việc tiêm HPV trong độ tuổi này thường phát huy ít công dụng hơn hơn do nhiều người đã tiếp xúc với virus HPV.

IV. Những ai không nên tiêm HPV

Như đã chia sẻ khi giải thích tiêm HPV là gì, hầu hết nam giới và nữ giới đều nên tiêm phòng HPV, đặc biệt là ở độ tuổi còn trẻ. Bởi những người trẻ có đáp ứng tạo hệ miễn dục tốt hơn. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên tiêm ngừa HPV, nếu muốn tiêm thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

1. Người có tiền căn dị ứng

Đối tượng này khi có nhu cầu tiêm HPV sẽ được bác sĩ thăm khám và kiểm tra nguy cơ dị ứng với vaccine. Bởi có nhiều loại dị ứng khác nhau, có những loại ở thể nhẹ thì có thể tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên, cũng có những loại dị ứng sẽ không được tiêm như sốc phản vệ…

2. Phụ nữ có thai

Tiêm HPV
Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ không nên tiêm HPV
Hiện nay việc tiêm HPV vẫn chưa được cấp phép sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêm vacxin HPV không gây hại đến sức khỏe của thai nhi trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, những bằng chứng này vẫn chưa thực sự thuyết phục. Vì thế, tốt nhất là chị em đang mang thai thì không nên tiêm HPV cho đến khi thai kỳ kết thúc. Điều này, có nghĩa là cả khi bạn đã tiêm 1-2 mũi vaccine thì cũng vẫn phải hoãn mũi tiêm nhắc lại đến khi kết thúc thai kỳ.

V. Giá thành tiêm HPV như thế nào?

Đây cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi tìm hiểu tiêm HPV là gì. Tùy theo từng cơ sở mà giá thành tiêm HPV sẽ khác nhau, mức chênh lệch này phần lớn sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như:
Hệ thống trang thiết bị y tế được sử dụng trong quá trình tiêm phòng.
Loại vaccine HPV sử dụng và giá ban đầu khi nhập về kho.
Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của bác sĩ
Chất lượng gói dịch vụ tiêm, những tiện ích đi kèm khi tiêm và chi phí khám lâm sàng trước khi tiêm.

Tiêm HPV
Một mũi tiêm HPV có giá giao động từ 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng
Hiện tại ở Việt Nam có 2 loại vaccine tiêm HPV là Gardasil và Cervarix. Trong đó, vaccine Gardasil ngăn ngừa được 4 chủng là ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư mụn cóc sinh dục thì vaccine Cervarix ngăn ngừa được 2 chủng.
  • Mức giá thành tiêm HPV giao động từ 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng/mũi tiêm. Dưới đây là bảng giá tiêm vacxin HPV tại một số điểm tiêm phổ biến.
  • Tiêm HPV tại trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ có giá khoảng 1.790.000 đồng/mũi tiêm cho vaccine Gardasil.
  • Tiêm HPV tại phòng tiêm chủng SAFPO sẽ có giá khoảng 1.700.000 đồng/mũi tiêm cho vaccine Gardasil và 900.000 đồng/mũi tiêm vaccine Cervarix.
  • Tiêm HPV tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM có giá khoảng 1.350.000 đồng/mũi tiêm với vaccine Gardasil và 890.000 đồng/mũi tiêm với vaccine Cervarix.
  • Tiêm HPV tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ có giá khoảng 1.618.000 đồng/mũi tiêm cho vaccine Gardasil và 848.000 đồng/mũi tiêm cho vaccine Cervarix.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu được tiêm HPV là gì, từ đó sẽ chủ động trong việc tiêm phòng HPV. Tuy nhiên, cho dù đã tiêm ngừa HPV thì các chị em cũng nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ và có biện pháp quan hệ tình dục lành mạnh nhé.