Phí thường niên là gì? Không đóng có sao không?

Với những ai đang sử dụng tài khoản ngân hàng cũng như thẻ tín dụng thì thuật ngữ phí thường niên không còn quá xa lạ. Đây là loại phí nhằm mục đích thu lại những khoản phí để bù đắp và xây dựng thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Để hiểu rõ phí thường niên là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của 7l-esoteric.com chúng tôi nhé.

I. Phí thường niên là gì?

phí thường niên
Phí thường niên chính là khoản phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng
Phí thường niên là khoản phí hàng năm mà các khách hàng phải chi trả cho ngân hàng để đảm bảo duy trì những tính năng của dịch vụ đó. Thông thường, phí thường niên sẽ được áp dụng cho khách hàng sử dụng thẻ, giao dịch bằng tài khoản thanh toán.
Vì thế, nếu bạn chỉ mở tài khoản mà không sử dụng thẻ ngân hàng thì sẽ không phải đóng loại phí này. Thời gian thu phí thường niên được tính tròn năm kể từ khi bạn bắt đầu đăng ký mở tài khoản thanh toán.
Ngân hàng sẽ thu phí thường niên bằng cách trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng; còn thẻ tín dụng sẽ được tính chung và hạn mức phí hàng tháng. Trong trường hợp tài khoản không có tiền, ngân hàng sẽ thu phí ngay sau khi khách hàng nạp tiền vào tài khoản.

II. Phí thường niên được thu khi nào?

Như đã chia sẻ khi giải thích khái niệm phí thường niên là gì, ngân hàng sẽ thu phí khi tính đủ 1 năm kể từ khi bạn mở tài khoản. Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí thường niên khác nhau tùy theo từng loại thẻ. Các mức phí thường niên phổ biến như sau:
  • Đối với thẻ ATM, thẻ debit nội địa: mức phí dao động từ 50.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ.
  • Đối với thẻ thanh toán quốc tế: mức phí dao động từ 100.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ.
  • Đối với thẻ tín dụng: mức phí tùy vào hạn mức thẻ, dao động từ khoảng vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.

III. Không đóng phí thường niên có sao không?

phí thường niên
Kể từ đủ 1 năm sau khi mở thẻ, ngân hàng sẽ tính phí thường niên
Đây là băn khoăn của nhiều người khi tìm hiểu phí thường niên là gì. Thực tế, điều này sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ mà khách hàng sử dụng. Cụ thể như sau:

1. Thẻ tín dụng

Khi ở thẻ tín dụng, kể cả bạn không sử dụng thì vẫn phải đóng phí thường niên. Trường hợp làm thủ tục khóa thẻ nhưng không hủy thẻ thì khách hàng vẫn phải đóng phí thường niên. Việc không đóng, chắc chắn mức phí phạt qua tháng, năm sẽ cao.
Đặc biệt, nếu bạn nằm trong danh sách nợ xấu trên CIC thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự uy tín của bạn với các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Điều này sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi cần vay vốn sau này.

2. Các loại thẻ trả trước

Khi tới kỳ thanh toán phí thường niên nhưng nếu tài khoản không có tiền, ngân hàng sẽ thu bù sau khi tài khoản của bạn có tiền. Đối với trường hợp khách hàng không sử dụng tài khoản đó nữa thì mức phí thường niên sẽ được tính vào tổn thất của ngân hàng.

IV. Một số cách giảm phí thường niên

phí thường niên
Khách hàng có thể trao đổi với ngân hàng để được giảm phí thường niên
Mối ngân hàng sẽ có những quy định cụ thể về phí thường niên. Tuy nhiên, với một số cách dưới đây thì bạn có thể tiết kiệm một phần thay vì phải chi trả toàn bộ mức phí thường niên.

1. Sử dụng thẻ tham gia chương trình tích điểm

Hiện nay một số ngân hàng đang có các chương trình tích điểm thưởng để đối thành phí thường niên. Khi bạn sử dụng thẻ thanh toán các giao dịch phát sinh hàng ngày sẽ được quy đổi sang điểm thưởng, nếu bạn tích đủ số điểm để đổi lấy phí thường niên thì sẽ được miễn toàn bộ mức phí này cho năm tiếp theo.

2. Chương trình giảm phí thường niên thẻ tín dụng

Một số ngân hàng hiện nay sẽ miễn phí thường niên trong khoảng 1-2 năm đầu đối với thẻ tín dụng cho khách hàng mới, giúp bạn tiết kiệm được khoản phí đáng kể. Ngay từ thời điểm chuẩn bị hồ sơ mở thẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên tư vấn để không bỏ lỡ các lợi ích của mình.
Bên cạnh đó, trong những năm tiếp theo nếu bạn vẫn chi tiêu đạt mức quy định thì sẽ được miễn phí thường niên năm đó. Đây là chương trình nhằm kích thích hành vi tiêu dùng của khách hàng và sự canh tranh giữa các ngân hàng với nhau.

3. Đàm phán trực tiếp với ngân hàng

phí thường niên
Luôn cập nhật, theo dõi những chương trình khuyến mãi của ngân hàng về việc giảm phí thường niên
Nếu bạn vẫn đang lo lắng về cách giảm phí thường niên là gì, như thế nào thì hãy đàm phán trực tiếp với ngân hàng. Mặc dù phí thường niên là loại phí cố định, được quy định cụ thể trong chính sách sản phẩm của ngân hàng, nhưng bạn có thể trao đổi với bên ngân hàng để được giảm hoặc miễn phí phí thường niên. Sau đó bên phía ngân hàng sẽ tiến hành xem xét dựa vào khả năng chi trả của bạn cũng như năng lực tài chính mà quyết định từ chối hoặc đồng ý giảm phí thường niên.
Nhiều người khi sử dụng thẻ tín dụng luôn nghĩ rằng phí thường niên luôn cố định, một phần là họ ngại hỏi nên không biết rằng có thể được giảm phí này. Thực tế, để giữ chân khách hàng, ngân hàng đã phải chi trả nhiều tiền vào việc quảng cáo… họ không muốn chỉ vì mức phí thường niên mà khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm. Vì thế, bạn hãy liên hệ với ngân hàng để được tư vấn loại sản phẩm có mức phí hợp lý nhất.

4. Cập nhật các chương trình giảm phí thường niên

Bên cạnh việc liên hệ với ngân hàng, khách hàng có thể theo dõi những chương trình khuyến mãi giảm phí thường niên từ ngân hàng. Đặc biệt, khi bạn là khách hàng mới thì không nên bỏ qua chương trình hấp dẫn này. Bạn có thể được giảm từ 30 đến 50%, thậm chí là 70% phí thường niên tùy thuộc vào quy định, điều kiện của ngân hàng.
Đối với thẻ thanh toán, cách giảm phí thường niên hiệu quả nhất là khách hàng nên duy trì hạn mức tiền trong tài khoản theo quy định của ngân hàng.
Nếu không muốn chịu phí thường niên, khách hàng có thể mở tài khoản và sử dụng hệ thống Internet banking để thanh toán những dịch vụ mua sắm mà không cần quẹt thẻ trực tiếp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn phí thường niên là gì, cũng như một số mẹo giảm phí thường niên của nhiều khách hàng. Bạn hãy thử áp dụng cách giảm hoặc miễn phí được chia sẻ trong bài viết này để tiết kiệm tối đa chi phí thẻ nhé. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm kiến thức về việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhé.